1. Mô tả chương trình đào tạo:
- Tên ngành đào tạo:
- Tên tiếng Việt: Công nghệ Giáo dục
- Tên tiếng Anh: Educational Technology
- Mã ngành đào tạo: 7140103
- Loại hình đào tạo: Chính quy
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:
- Tên tiếng Việt: Cử nhân Công nghệ Giáo dục
- Tên tiếng Anh: Bachelor of Educational Technology
2. Mục tiêu đào tạo:
Mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo cử nhân ngành Công nghệ giáo dục đáp ứng được các yêu cầu về mặt học thuật cũng như để hành nghề trong lĩnh vực Công nghệ Giáo dục. Sinh viên nếu đáp ứng được các yêu cầu của chương trình đào tạo có thể sẵn sàng trở thành nguồn lao động chất lượng cao ở lĩnh vực này; là đội ngũ đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xa hơn là cuộc cách mạng công nghiệp 5.0 trong tương lai trong lĩnh vực Cống nghệ giáo dục.
3. Điểm mạnh của chương trình đào tạo:
Chú trọng trang bị cho người học khả năng tư duy, phương pháp thực hiện, luôn cập nhật những tiến bộ mới nhất trong ngành nghề, lĩnh vực, và gắn người học với môi trường thực tiễn. Cụ thể như:
- Sinh viên được tham gia vào các dự án thực tế ngay từ thời gian học tập, giúp họ áp dụng kiến thức vào thực tế và phát triển kỹ năng thực tế.
- Sinh viên được cập nhật về những xu hướng công nghệ mới nhất và cách áp dụng chúng trong lĩnh vực giáo dục, giúp họ luôn nắm bắt được cơ hội, từ các xu hướng công nghệ mới.
- Không chỉ học về công nghệ, sinh viên còn được trang bị kiến thức quản lý dự án hiệu quả, giúp tạo ra kế hoạch và thực hiện dự án một cách thành công.
- Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên còn được đào tạo các kỹ năng mềm cần thiết như giao tiếp, làm việc nhóm, và giải quyết vấn đề, giúp họ tự tin và linh hoạt trong mọi môi trường làm việc sau khi ra trường.
- Đặc biệt, chương trình đào tạo hướng đến phát triển năng lực đặc thù của từng cá nhân người học giúp người học phát huy tối đa khả năng và tính sáng tạo ở mỗi cá nhân. Điểm khác biệt trong cách quản lý và vận hành chương trình là mỗi người học sẽ có một hồ sơ năng lực cá nhân (portfolio) trong quá trình đào tạo và cả sau khi tốt nghiệp, giúp người học dễ dàng tiếp cận với các đơn vị khác trong quá trình phát triển sự nghiệp, đồng thời tạo một mạng lưới cựu người học với cơ sở đào tạo để tiếp tục vòng lặp cải tiến và phát triển chương trình trong tương lai.
- Cùng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học, có chuyên môn về khoa học giáo dục, giáo dục STE(A)M, công nghệ giáo dục, công nghệ thực tế ảo (VR), công nghệ thực tại tăng cường (AR), khoa học máy tính, khoa học dữ liệu,…
4. Đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ học liệu:
- Phòng thí nghiệm Hệ thống thông minh.
- Phòng thí nghiệm Công nghệ phần mềm Selab.
- Phòng thí nghiệm Trí tuệ nhân tạo AILab.
- Các phòng công nghệ tại Khoa Công nghệ thông tin, Khoa Hóa học, Trung tâm tin học.
- Phòng học Thông minh (Makerspace) chuyên phục vụ cho mục đích giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành Công nghệ Giáo dục.
- Nguồn học liệu được Thư viện trường trang bị và bổ sung, cập nhật hàng năm.
5. Cơ hội việc làm và tương lai:
Sau khi ra trường sinh viên có thể làm các công việc như
- Nhân viên phân tích kinh doanh, chuyên viên tư vấn về mảng giải pháp ứng dụng công nghệ vào giáo dục.
- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm công nghệ về mảng công nghệ giáo dục, giáo dục STEM/STEAM,…
- Nhân sự phụ trách tư vấn, thiết kế chương trình và đào tạo các môn khoa học tích hợp, robotics, tin học,… tại các đơn vị giáo dục.
- Chuyên viên tư vấn, đào tạo tại các đơn vị giáo dục trực tuyến, công ty công nghệ giáo dục, đơn vị giáo dục theo định hướng STEM/STEAM.
- Chuyên viên phụ trách về mảng tập huấn, đào tạo và thiết kế chương trình đào tạo cho các cơ quan, doanh nghiệp,…
6. Tiềm năng của chuyên ngành Công nghệ Giáo dục (EdTech):
Cơ hội cho các doanh nghiệp EdTech tại Việt Nam
- Nhu cầu thị trường cao: Nhu cầu học tập trực tuyến và các giải pháp EdTech khác đang tăng cao tại Việt Nam. Theo báo cáo của EdTech Map, thị trường EdTech Việt Nam dự kiến sẽ đạt 6 tỷ USD vào năm 2025. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp EdTech cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu này.
- Chính sách hỗ trợ: Chính phủ Việt Nam đang có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển EdTech, như Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2030. Doanh nghiệp EdTech có thể tận dụng các chính sách này để tiếp cận thị trường và phát triển kinh doanh.
- Nền tảng công nghệ sẵn có: Việt Nam có hạ tầng internet và công nghệ thông tin phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và ứng dụng EdTech. Doanh nghiệp EdTech có thể tận dụng nền tảng này để phát triển các giải pháp học tập trực tuyến hiệu quả.
- Nguồn nhân lực chất lượng cao: Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ, năng động và có trình độ học vấn cao. Doanh nghiệp EdTech có thể dễ dàng tuyển dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển và vận hành các giải pháp EdTech.
- Thị trường tiềm năng: Việt Nam có dân số trẻ, với hơn 60% dân số dưới 35 tuổi. Đây là thị trường tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp EdTech cung cấp các giải pháp giáo dục cho trẻ em và người lớn.
7. Điều kiện tuyển sinh:
Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2025: 80 – 100 sinh viên;
- Mã ngành: 7140103
- Phương thức xét tuyển:
- Kết quả học bạ 3 năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12 kết hợp điều kiện là có chứng chỉ IELTS hay TOEFL iBT. (Lưu ý chứng chỉ phải còn thời hạn tính đến thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển.)
- Kết quả thi THPT 2024
- Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM 2024
● Học phí dự kiến: 27.000.000 VNĐ/năm
● Thời gian đào tạo: 4 năm